Trang chủ > Tư vấn > Tư vấn sức khỏe > Sốt xuất huyết và cách phòng tránh bạn nên biết

Sốt xuất huyết và cách phòng tránh bạn nên biết

Rate this post

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Chính vì vậy, Việt Nam có một môi trường lý tưởng cho muỗi sinh sôi và phát triển. Những căn bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra đặc biệt là sốt xuất huyết đặc biệt nguy hiểm. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị.

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến, xuất hiện theo mùa. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến sự nguy hiểm tính mạng của người bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết  là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác. Người bệnh có thể bị lây nhiếm nếu như bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Bệnh sốt xuất huyết thường gia tăng vào mùa mưa, với trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes Aegypti.

Muỗi vằn châu Á – Wikipedia tiếng Việt

Muỗi vằn có đặc điểm chân có khoang trắng đen và mình nhỏ

2. Triệu chứng của bệnh 

Sốt xuất huyết thể nhẹ

Sốt xuất huyết thể nhẹ là khi người bệnh bị nhiễm vi trùng Dengue. Tuy nhiên, người bệnh chưa xuất hiện các biến chứng nặng. Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tự điều trị bình thường tại nhà. Mặc dù vậy, khi người bệnh bị sốt xuất huyết ở thể nhẹ vẫn có khả năng chuyển sang thể nặng. Có thể là do chăm sóc sai cách, người bệnh sẽ chuyển sang thể nặng.

Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ thường bị nhầm lẫn với các bệnh như sốt, cảm hoặc phát ban đỏ. Các triệu chứng phổ biến nhất của thể nhẹ bao gồm: sốt kèm đau mắt, nhức đầu, phát ban, đau xương, buồn nôn, đau xương khớp,…

Người bệnh bị sốt xuất huyết sẽ kéo dài các triệu chứng từ 4 – 7 ngày. Nếu người bệnh ở thể nhẹ, họ cần được chăm sóc đúng cách. Người bệnh có thể khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần kể từ khi sốt.

Sốt xuất huyết thể nặng

Khi bị sốt xuất huyết thể nặng người bệnh sẽ có các triệu chứng dưới đây:

  • Xuất hiện các chấm xuất huyết ngoài da.
  • Chảy máu mũi hoặc ở chân răng.
  • Nôi ói ra máu hoặc có máu trong phân (do xuất huyết nội tạng).
  • Nôn nhiều, đau bụng, chân tay lạnh ẩm.
  • Người mệt mỏi li bì, choáng.

Khi người bệnh không may chuyển biến sang thể nặng cần được cấp cứu kịp thời. Nếu trễ có thể dẫn đến tử vong hoặc di chứng nặng về sau.Sốt xuất huyết ngứa và nổi mẩn đỏ là điều bất thường?

Bệnh sốt xuất huyết gây nên vết mẩn đỏ

3. Cách điều trị 

Sốt xuất huyết có thể tự khỏi tại nhà không? Theo đánh giá của giới chuyên môn thì sốt xuất huyết là căn bệnh có nguy cơ gây biến chứng cao. Nó có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh là rất lớn. Vệc xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh là rất cần thiết để có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết phù hợp.

  • Giai đoạn điều trị tại nhà: Khi phát hiện biểu hiện sốt từ 2 – 7 ngày, người bệnh có thể điều trị ở nhà. Biện pháp điều trị duy nhất là bù nước cho người bệnh.
  • Giai đoạn nhập viện: Đưa người bệnh nhập viện ngay khi biện pháp bù nước bằng đường uống không mang lại kết quả. Và khi người bệnh xuất hiện các biến chứng thể nặng của bệnh sốt xuất huyết kể trên.
  • Giai đoạn nhập viện thời gian dài: Bệnh nhân cần phải nhập viện điều trị ngay khi có biểu hiện chân tay lạnh, sốt li bì, mạch yếu, viêm họng, khó thở…

Khẩn trương tìm nguồn thuốc điều trị sốt xuất huyết - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

4. Cách phòng tránh muỗi

Loại bỏ nơi ở của muỗi

 Các gia đình cần tiến hành các biện pháp sau:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để tránh muỗi vào đẻ trứng.
  • Lau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần.
  • Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà. Dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để tránh nước đọng. Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng sẽ giúp hạn chế nơi trú ẩn của muỗi.
  • Đối với những dụng cụ chứa nước như khay nước tủ lạnh, bát nước kê chạn hoặc tủ đựng chén bát… thì có thể cho muối hoặc dầu ăn vào nước sẽ khiến muỗi không thể đẻ trứng.
  • Phát quang cây cối: Làm giảm nơi sinh sản của các loài thích đẻ trứng trong các ổ nước có bóng râm. Phá bỏ nơi trú ẩn của muỗi trưởng thành.

 

 

Các biện pháp phòng chống muỗi hiệu quả

Các biện pháp diệt muỗi vằn

Lắp đặt cửa lưới chống muỗi

Cửa lưới chống muỗi là sản phẩm sử dụng các sợi kim loại đan lại với nhau. Với đường kính nhỏ, cửa lưới chống muỗi giúp ngăn chặn muỗi xâm nhập vào không gian sống. Cửa lưới ngăn muỗi sử dụng hệ khung riêng nên có thể lắp đặt dễ dàng mà không ảnh hưởng đến kết cấu của không gian.

Không chỉ ngăn chặn được ruồi muỗi mà sản phẩm còn bảo vệ gia đình bạn khỏi mọi loại côn trùng. Và sản phẩm có thể sử dụng trong mọi không gian, cho cả cửa sổ và cửa đi.

Cửa Lưới Chống Muỗi Là Gì? Loại Nào Tốt? - Cửa Xếp Nhựa Giá Rẻ

Cửa lưới chống muỗi vừa ngăn chặn muỗi vừa đảm bảo tính thẩm mĩ cho ngôi nhà của bạn

Ngày nay, việc sử dụng cửa lưới để chống muỗi đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Cửa lưới chống muỗi là phương pháp được mọi người quan tâm sử dụng. Trên thị trường có rất nhiều loại cửa lưới khác nhau phục vụ cho từng mục đích sử dụng khác nhau.

Bạn đang có ý định lắp đặt một hệ thống cửa lưới chống muỗi nhưng còn đang phân vân không biết nơi nào uy tín? Hãy liên hệ ngay với Cửa lưới chống muỗi Hòa Phát để được tư vấn cụ thể nhất. Những sản phẩm chất lượng với nhiều kiểu dáng đẹp mắt sẽ mang đến sự hài lòng nhất dành cho bạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi

Địa chỉ: Số 7, Bùi Văn Ba, Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0909 154 345
Email: thuhaphamthi8@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *