Lưới chống muỗi cửa sổ – Giải pháp bảo vệ gia đình 

Khi xây dựng nhà ở, chủ nhà sẽ cần chú ý đến nhiều vấn đề lớn. Bên cạnh đó họ còn cần chủ ý đến những yếu tố khác như việc tránh côn trùng. Để tránh sự phiền nhiễu từ muỗi hay các loại côn trùng nhỏ, bạn có thể tham khảo các loại cửa chống muỗi. Đây là một biện pháp bảo vệ gia đình, hạn chế các loại côn trùng hiệu quả. Đồng thời, cửa lưới chống muỗi cửa sổ có mức giá rất phải chăng và phù hợp với nhiều dạng nhu cầu. 

Tìm hiểu về lưới chống muỗi cửa sổ

Lưới chống muỗi cửa sổ là một giải pháp tiết kiệm, hiệu quả để chống muỗi, côn trùng.Bộ phân đáng chú ý nhất của màn chống muỗi cửa sổ là tấm lưới.  Mắt lưới nhỏ để ngăn côn trùng bay vào nhà. Ngoài ra, tấm lưới này sẽ bao gồm các phụ kiện khác để gắn được tấm lưới lên cửa sổ. 

So với các biện pháp đuổi muỗi khác như thuốc diệt muỗi hay vợt điện, cửa sổ chống muỗi mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của khách hàng. Ngoài muỗi, cửa số lưới còn ngăn chặn được nhiều loại côn trùng khác và cả các loài bò sát. 

luoi-chong-muoi-cua-so-1
Lưới chống muỗi cửa sổ – Giải pháp hiệu quả bảo vệ giao đình

Công dụng của lưới chống muỗi cửa sổ 

Ngăn chặn côn trùng

Công dụng đầu tiên và quan trọng nhất của các loại lưới chống muỗi cửa sổ là ngăn chặn côn trùng. Với kết cấu mắt lưới nhỏ, cửa số có lưới chống muỗi giúp bảo vệ gia đình bạn khỏi những côn trùng nhỏ. Không chỉ muỗi, cửa số lưới còn ngăn chặn được nhiều loại côn trùng khác như thiêu thân, gián,…

Giúp không gian thoáng và nhiều ánh sáng

Khi thiết kế nhà ở, chủ nhà thường mong muốn tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các gia đình phải đóng cửa thưởng xuyên. Chủ yếu là để tránh các loại côn trùng bay vào nhà. Vì lý do đó nên  không gian nhà ở thường trở nên bí bách, khó chịu. Khi sử dụng màng chống muỗi cửa sổ, không gian sẽ được cải tạo hơn. Bạn có thể thường xuyên mở cửa sổ để đón gió và ánh sáng. 

luoi-chong-muoi-cua-so-2
Công dụng đa dạng của cửa lưới chống muỗi

Lưới chống muỗi cửa sổ đảm bảo tính thẩm mỹ 

Các loại lưới chống muỗi cửa sổ hay cửa sổ nhôm kính có lưới chống muỗi đều được thiết kế để đảm bảo tính thẩm mỹ. Không chỉ vậy, các sản phẩm này được thiết kế tương đối đơn giản. Vậy nên không ảnh hưởng quá nhiều đến tính thẩm mỹ của không gian. 

Bên cạnh đó, các tấm màn cửa số chắn muỗi cũng dễ dàng thay thế với mức giá phải chăng. Vậy nên người tiêu dùng có thể  đổi tấm màn để phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng. 

Tham khảo thêm: Cửa Lưới Chống Muỗi Kèm Rèm 2 Trong 1 Sản phẩm hai trong một hiện đại, cao cấp

Đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và thú cưng

Sức khỏe của các thành viên trong gia đình luôn được cân nhắc đặc biệt là trẻ nhỏ. Các bé thường có sức đề kháng yếu và cần tránh tiếp xúc với những chất hóa học. Vì vậy, những biện pháp như thuốc diệt, đuổi muỗi hay các loại thuốc xịt đều gây hại. 

Lúc này, sản phẩm cửa lưới chống côn trùng cửa sổ là một giải pháp tối ưu. Lưới chống muỗi giúp ngăn côn trùng bay vào nhà nhưng không sử dụng chất hóa học. Nên chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Không chỉ vậy, dạng cửa này có thể bảo vệ trẻ em hay thú cưng không bị ngã khi chơi đùa. 

Các chất liệu để làm lưới chống muỗi cửa sổ 

Lưới chống muỗi sợi thủy tinh 

Lưới chống muỗi sợi thủy tinh có chất liệu và thủy tinh phủ nhựa, thường là nhựa PVC. Tấm lưới được dệt thành mặt phẳng, nếu nhìn từ xa khó phát hiện ra. Vì được phủ nhựa nên sản phẩm này tương đối bền. Lưới có thể chống chịu được sự ăn mòn, thời tiết khắc nghiệt, không chảy sợi, không mục. Do đó, bạn có thể cân nhắc loại lưới này nếu đang tìm một sản phẩm hiệu quả, bền, đẹp.

Lưới chống muỗi inox

Lưới chống muỗi inox ngoài việc chống muỗi còn có khả năng chống chuột. Nó có một ưu điểm nổi bật là khả năng co giãn tốt. Do đó, lưới này chịu được những lực tác động mạnh từ bên ngoài. Khi sử dụng chất liệu này, thì cửa sổ có lưới chống muỗi sẽ ít bị rách hay hư hỏng. Bên cạnh đó, loại lưới này cũng có thể đễ dàng uốn thành nhiều hình dạng khác nhau.  

luoi-chong-muoi-cua-so-3
Lưới chống muỗi inox

Lưới nhựa PP 

Chất liệu nhựa PP là chất liệu bần nhất và dẻo dai nhất. Tuổi thọ cao nhất của loại lưới này có thể lên đến 5 năm. Đặc biệt, chất liệu này cũng có giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, chất liệu này sẽ dễ bị chảy nếu thời tiết quá nóng bức. Do đó, bạn cần lưu ý để lựa chọn chất liệu lưới phù hợp.  

Một số loại cửa số lưới chống muỗi phổ biến hiện nay

Cửa lưới chống muỗi tự cuốn 

Lưới chống muỗi cửa sổ tự cuốn được thiết kế tự động. Ngoài tấm màn chắn muỗi, sản phẩm này được tích hợp thêm bộ phận lò xo và trục cuốn. Với hai bộ phận này, người dùng sẽ chỉ cần kéo dây thì tấm màn sẽ tự động thu gọn. Không chỉ vậy, nhiều đơn vị sản xuất còn có thêm bộ khóa hãm để giúp điều chỉnh tốc độ cuốn. Nhờ đó sản phẩm này được tăng thêm độ linh hoạt và độ bền. 

Cửa chống muỗi mở xếp 

Tấm chắn muỗi dạng mở xếp có tấm màn chắn được thiết kế theo dạng nan quạt. Khung cửa được gắn kèm hệ thống ray dẫn để dễ dàng đóng phần lưới xếp. 

Loại tấm chắn muỗi này có một ưu điểm lớn là có thể phù hợp với nhiều kích thước như cửa sổ, cửa ra vào… Không chỉ vậy, loại lưới này được sử dụng tại nhiều công trình biệt thự, văn phòng, căn hộ cao cấp,… do tính thẩm mỹ mà nó đem lại.  

Cửa lưới chống muỗi dạng lùa

Cửa số có lưới chống muỗi dạng lùa được khá nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng. Do sản phẩm này không chỉ nhiều mẫu mã mà còn dễ sử dụng. Phần màn cửa số chống muỗi được sử dụng những chất liệu chống gỉ chất lượng. Ngoài ra, phần bánh xe được thiết kế để tạo sự tiện lợi cho việc đóng mở cửa. 

luoi-chong-muoi-cua-so-4
Đa dạng hình thức cửa sổ có lưới chống muỗi

Cửa lưới chống muỗi cố định 

Cửa số chống muỗi cố định có mức giá thành và chi phí lắp đặt khá rẻ. Loại cửa này sẽ được lắp cố định trên khung cửa. Do đó, cửa lưới sẽ thường được đặt ở những vị trí ít sử dụng như ô hút gió. 

Cửa lưới chống muỗi mở quay

Cửa lưới chống muỗi mở quay có thiết kế tương tự các loại cửa ra vào cửa các gia đình. Do đó, loại cửa này yêu cầu khá cao về không gian lắp đặt. Tuy nhiên, loại cửa này sẽ giúp tăng cường khả năng chống côn trùng và bảo vệ sự riêng tư. Đặc biệt, loại cửa này cùng rất đa dạng thiết kế và có tuổi thọ sử dụng cao. 

Dự trù mức giá của một số loại lưới chống muỗi của sổ

Hiện nay, với nhu cầu về cửa lưới chống muỗi cửa số ngày càng tăng nên việc tìm kiếm các thông tin về giá cửa sổ lưới chống muỗi cũng tăng lên. Dưới đây là một số mức giá phổ biến của một số loại cửa sổ có lưới chống muỗi để bạn đọc tham khảo:

Cửa lưới Đơn giá (VNĐ)
Cửa lưới tự cuốn 650.000
Cửa lưới dạng xếp650.000
Cửa lưới dạng lắp cố định550.000
Cửa lưới dạng lùa 650.000 – 720.000
Cửa lưới dạng lùa chống cắt 2.400.000 – 2.500.000 

 

Quy trình lắp đặt lưới chống muỗi cửa sổ 

Sau khi đã lựa chọn được loại tấm chắn muỗi cửa sổ phù hợp, bước tiếp theo là tìm kiếm đơn vị lắp đặt và tiến hành lắp cửa. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp hoặc thuê một bên chuyên lắp đặt cửa sổ nhôm kính có lưới chống muỗi tùy theo nhu cầu và kinh tế của bạn.

luoi-chong-muoi-cua-so-5
Quy trình lắp đặt cửa lưới chống muỗi

Dưới đây là những bước cơ bản để thực hiện việc lắp đặt cửa lưới chống muỗi. 

Bước 1: Khách hàng liên hệ đơn vị cung cấp hoặc đơn vị lắp đặt 

Bước 2: Khách hàng sẽ được nghe tư vấn về sản phẩm cửa số màn chắn hoặc quy trình lắp đặt 

Bước 3: Bạn sẽ được cung cấp bảng giá để tham khảo và lựa chọn

Bước 4: Sau khi lựa chọn được sản phẩm, dịch vụ phù hợp, hai bên sẽ thực hiện chốt giá và đặt cọc nếu cần. 

Bước 5: Bên bán sẽ chuyển sản phẩm hoặc tiến hành lắp đặt theo nhu cầu của bạn. Trong quá trình lắp đặt, bạn có thể hỏi những kinh nghiệm để bảo trì, cách sử dụng sao cho hiệu quả, an toàn.

Bước 6: Nghiệm thu và thanh toán tiền dịch vụ.

Trong quá trình mua, bán, lắp đặt, bạn cần lưu ý hỏi thật kỹ về thời gian bảo hành cũng như trường hợp sửa chữa nếu có hỏng hóc xảy ra. Việc này sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối có thể xảy ra trong tương lai. 

Có nên tự lắp đặt lưới chống muỗi tại nhà hay không ? 

Trên thực tế, nếu bạn đã có kinh nghiệm trong việc lắp đặt cửa sổ lưới chống muỗi thì bạn có thể tự lắp các loại cửa số có lưới chống muỗi cho gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng lắp đặt loại cửa này thì không nên tự ý lắp vì có thể có khá nhiều sự cố rắc rối xảy ra. 

luoi-chong-muoi-cua-so-6
Lắp đặt lưới chống muỗi tại nhà

– Thiếu tính thẩm mỹ: việc tự lắp cửa số có lưới chống muỗi khi chưa có kính nghiệm có thể khiến cửa mất đi tính thẩm mỹ cần thiết, hoặc không như ý muốn ban đầu của bạn. 

– Tốn kém: việc tự lên kế hoạch và lắp đặt cửa sổ lưới chống muỗi sẽ làm bạn mất thời gian và tốn kém hơn so với việc thuê các đơn vị chuyên lắp đặt. 

– Không đảm bảo chất lượng: ngoài việc tốn thời gian và chi phí, việc tự lắp cũng sẽ không đảm bảo được chất lượng của cửa sổ. 

Do đó, nếu bạn có nhu cầu lắp đặt cửa lưới chống muỗi cửa sổ thì nên liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ lắp đặt để có được một sản phẩm chất lượng.

Nên lắp lưới chống muỗi cửa sổ ở đâu 

Cửa sổ 

Với mục đích lấy ánh sáng và thoáng gió nên các cửa sổ sẽ được mở thường xuyên. Do đó, đây là đường di chuyển chính của muỗi và côn trùng. Đôi khi gia đình bạn sẽ cảm thấy khó chịu với những con côn trùng thường xuyên bay vào nhà. Lúc này, bạn cần nhanh chóng lắp đặt cửa lưới chống muỗi cửa sổ. Với thiết kế lưới mắt nhỏ, các sản phẩm cửa lưới này sẽ ngăn được muỗi và côn trùng. Tuy nhiên không gian nhà cửa vẫn thoáng gió và sáng sủa. 

luoi-chong-muoi-cua-so-7
Những vị trí phù hợp để lắp đặt lưới chống muỗi cửa số

Những ô thoáng trong nhà

Những ô thoáng trong nhà thường được xây dựng khá kín và ít được để ý đến. Chính vì vậy, đây chính là lối ra vào thường xuyên của côn trùng, muỗi. Tuy nhiên, chủ nhà cũng không muốn bịt lại những ô này vì nó sẽ làm giảm khả năng thông gió của căn nhà. Lúc này các loại lưới chống muỗi cửa sổ sẽ phát huy hiệu quả. 

Ban công

Ban công cũng là một vị trí cần sử dụng màng chống muỗi cửa sổ. Vị trí này sẽ phù hợp với loại cửa sổ lưới dạng xếp và dạng lừa. Việc lắp đặt màn chống muỗi cửa sổ tại ban công sẽ giúp hạn chế côn trùng. Đồng thời lưới sẽ giúp bảo vệ đồ đạc trong nhà khỏi những tác nhân bên ngoài. Ngoài ra, lắp đặt màn chống muỗi tại ban công sẽ giúp đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, thú cưng. 

Cửa ra vào

Ngoài cửa sổ và ban công, cửa ra vào cũng là một vị trí nên lắp đặt màn chống muỗi. Việc lắp đặt cửa màn chống muỗi tại đây sẽ giúp hạn chế phần lớn côn trùng bay vào nhà. Đồng thời, cửa này còn hoạt động như lớp bảo vệ để đảm bảo sự riêng tư cho chủ nhà. 

Hướng dẫn vệ sinh lưới chống muỗi cửa số 

Các nguyên nhân thường thấy làm giảm tuổi thọ của cửa sổ chống muỗi 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các loại lưới chống muỗi cửa sổ bị giảm tuổi thọ hoặc nhanh bị hỏng hơn. Bạn sẽ cần lưu ý những nguyên nhân này để thường xuyên kiểm tra, bảo trì để đảm bảo cửa lưới có thể hoạt động hiệu quả. 

– Tấm chắn muỗi sử dụng vật liệu không phù hợp với môi trường và không được vệ sinh thường xuyên nên bị rỉ sét. Trong một môi trường quá khắc nghiệt như ở vùng ven biển hay hướng nhà thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì cửa sổ lưới có thể bị rỉ sét và nhanh hỏng hơn so với những tấm lưới thường xuyên được vệ sinh, kiểm tra. 

– Màn cửa số chống muỗi có thể bị hỏng do trẻ em hoặc thú cưng trong nhà nghịch ngợm gây rách, hỏng lưới. Các gia đình có trẻ em hay thú cưng cần chú ý phạm vi, khoảng cách của lưới cũng như kiểm tra thường xuyên để tránh trẻ em hoặc thú cưng làm hỏng. 

– Ngoài ra, còn một yếu tố phổ biến khác ảnh hưởng đến tuổi thọ của cửa số chống muỗi – thời tiết. Nếu trời có bão hoặc gió lớn cũng có thể làm cửa bị lật hoặc tấm lưới bị rách. Do đó, bạn cần chọn vật liệu chắc chắn và địa chỉ mua uy tín để tránh những sự cố không đáng có. 

Hướng dẫn vệ sinh lưới chống muỗi của sổ đơn giản, dễ làm tại nhà

Vệ sinh đơn giản, không cần tháo lắp 

Việc vệ sinh đơn giản thường không mất quá nhiều công đoạn và có thể thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ thực hiện cách này nếu màn cửa của gia đình bạn bị bám ít bụi. 

Bước 1: Bạn có thể dùng máy hút bụi hoặc chổi để vệ sinh qua bề mặt lưới chống muỗi. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng khăn ẩm để lau qua lớp bụi 

Bước 2: Sau khi lau sơ, bạn tiếp tục dùng nước vệ sinh pha loãng với nước để vệ sinh sâu cho bề mặt lưới. Bạn có thể sử dụng kèm bàn chải nhỏ hoặc cọ để vệ sinh kỹ bề mặt lưới.

Bước 3: Sau khi làm sạch sau, bạn có thể dùng một khăn khô để lau lại một lần nữa. 

Với khung cửa bạn có thể dùng khăn ướt và bàn chải để vệ sinh 

luoi-chong-muoi-cua-so-8
Thường xuyên vệ sinh cửa số có lưới chống muỗi

Vệ sinh tháo rời 

Với những cửa lưới chống côn trùng cửa sổ đã sử dụng trong một thời gian dài hoặc cần bảo trì thì bạn không thể sử dụng phương pháp vệ sinh như trên. Thay vào đó, bạn sẽ cần phải tháo rời cửa để vệ sinh kỹ cho từng bộ phận. Cách làm này yêu cầu kỹ lưỡng hơn. 

Bước 1: Bạn vặn lòng những con ốc ở cạnh cửa lưới chống muỗi. Sau đó, bạn nhấc các bộ phận cửa ra khỏi khung

Bước 2: Tiếp theo, bạn đem tấm lưới xả qua với nước và dùng nước tẩy rửa pha loãng để vệ sinh kỹ. Đối với khung cửa bạn có thể rửa qua bằng nước sạch hoặc sử dụng thêm bàn chải. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng thêm vòi nước để rửa sạch bụi bẩn.

Bước 3: Sau đó, bạn dùng khăn khô để lau sạch lại bề mặt.

Bước 4: Cuối cùng, bạn đem các bộ phận ra nơi có nhiều ánh nắng để phơi trước khi đem chúng lắp lại vào vị trí ban đầu.

Điều quan trọng trong phương pháp này là việc tháo và lắp các bộ phận của cửa lưới chống muỗi. Do đó, bạn có thể liên hệ tới các bên chuyên vệ sinh cửa để có đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ trong việc vệ sinh. 

Cửa lưới chống muỗi uy tín –  Hòa Phát

Với nhiều cơ sở được phát triển trên toàn quốc, cửa lưới chống muỗi Hòa Phát là một địa chỉ uy tín. Với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực buôn bán và lắp đặt cửa lưới chống muỗi, người tiêu dùng có thể yên tâm về dịch vụ mà Hòa Phát mang lại. Bạn có thể liên hệ với cửa hàng qua các địa chỉ showroom tại Hồ Chí Minh hoặc trụ sở chính của cửa hàng tại đây. 

Hotline: 0909 154 345

Website: https://cualuoichongmuoihp.vn/

Các loại lưới chống muỗi cửa sổ hỗ trợ bảo vệ gia đình khỏi muỗi, côn trùng một cách hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại chất liệu lưới chống muỗi và hình thức cửa sổ chống muỗi khác nhau. Do đó, bạn cần cân nhắc nhu cầu của bản thân để lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Sau khi lắp đặt lưới, bạn cũng cần lưu ý vệ sinh và bảo trì để tăng tuổi thỏ và hiệu quả sử dụng lưới.