Trang chủ > Tư vấn > Tư vấn sức khỏe > Con Muỗi và Tác hại Khôn lường: Bảo vệ Gia đình khỏi Muỗi!

Con Muỗi và Tác hại Khôn lường: Bảo vệ Gia đình khỏi Muỗi!

5/5 - (1 bình chọn)

Con muỗi là một trong những loài sinh vật phổ biến nhất trên Trái Đất. Chúng sống khắp mọi nơi, từ những khu vực nhiệt đới ẩm ướt cho đến những khu rừng và thảo nguyên khô cằn. Mặc dù rất nhỏ bé, chúng có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người và hệ sinh thái tự nhiên.

Có nhiều tác hại của con muỗi và những vấn đề mà chúng gây ra trong cuộc sống hàng ngày. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, Cửa lưới chống muỗi Hòa Phát sẽ giúp bạn phân tích trong bài viết dưới đây.

Con muỗi là con gì?

Muỗi là loài côn trùng nhỏ thuộc họ Culicidae. Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Muỗi thường sống gần các nguồn nước, nơi có độ ẩm cao. 

Trên thế giới hiện nay có trên 3.500 loài muỗi. Các loài muỗi phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến muỗi nhà, muỗi vằn, muỗi hổ Châu Á, muỗi anophen. Mỗi loài có thể gây ra các bệnh vô cùng nguy hiểm tới sức khoẻ của chúng ta.

con-muoi
Con muỗi là con gì?

Đặc điểm cơ bản của con muỗi

Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước. Trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Loài muỗi rất nhạy cảm với các phân tử đường Saccharides. Nhóm máu có ảnh hưởng đến mức độ bài tiết các phân tử đường này qua da. Theo nghiên cứu, những người có nhóm máu O thường hấp dẫn muỗi hơn so với người có nhóm máu khác.

Con muỗi và tác hại tới sức khỏe

Muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da…

Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Đặc biệt là sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa. Vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Ngoài ra, trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm. Chủ yếu tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi. 

sot-xuat-huyet-do-con-muoi-nguy-hiem-toi-suc-khoe
Sốt xuất huyết nguy hiểm tới sức khoẻ

Sự nguy hiểm của vết muỗi đốt

Nhiễm trùng: Khi gãi vùng da bị con muỗi đốt quá mạnh, có thể gây tổn thương da và làm cho da bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan rộng và gây ra vấn đề lớn cho sức khỏe.

Dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với nọc độc của con muỗi, dẫn đến ngứa và sưng nặng. Dị ứng muỗi đôi khi gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị.

Lây truyền bệnh: Muỗi là một trong những tác nhân chủ yếu lây truyền các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản và virus Zika. Những bệnh này có thể gây tử vong hoặc để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Cách điều trị hiệu quả nốt mẩn đỏ do muỗi đốt gây ra

Hãy tránh gãi vùng da bị muỗi đốt. Vì điều này có thể làm tổn thương da, gây viêm nhiễm và làm tăng nguy cơ sưng và ngứa hơn. Hãy thử những cách dưới đây để giúp làm dịu vết muỗi cắn nhé

Giã nát lá bạc hà

Lá bạc hà hữu ích đối với vết cắn của muỗi vì chúng cho cảm giác mát lạnh có thể giảm ngứa khi bôi lên da. Để sử dụng lá tươi, bạn chỉ cần giã nát một ít và đắp lên vết cắn của muỗi cho đến khi vết ngứa bắt đầu giảm dần.

la-bac-ha-giup-lam-diu-vet-muoi-can
Lá bạc hà giúp làm dịu vết muỗi cắn

Pha trà hoa cúc

Hoa cúc la mã có đặc tính chống viêm, giúp làm dịu cơn ngứa, giảm đau, giảm sưng do côn trùng cắn. Bạn có thể pha trà hoa cúc và chấm lên vết cắn của muỗi hoặc pha thành trà tắm thảo mộc. 

tra-hoa-cuc-chong-viem
Trà hoa cúc chống viêm

Nha đam

Nha đam có chứa nhiều thành phần với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm giảm kích ứng hiệu quả.  Bạn chỉ cần bôi gel nha đam trực tiếp lên vết thương, hiệu quả sẽ đến ngay trong một vài phút đấy nhé!

nha-dam-lam-diu-vet-thuong
Nha đam làm dịu vết thương

Đá viên

Một trong những mẹo xử lý vết muỗi đốt đơn giản và dễ làm nhất chính là sử dụng đá viên chườm lạnh. Bạn hãy cho đá viên bọc trong khăn sạch rồi chườm lên vết muỗi đốt khoảng 10 phút.

da-lam-diu-vet-muoi-can

Cách phòng tránh con muỗi

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng chống muỗi bằng những cách sau đây:

Mặc quần áo dài và màu sáng: Muỗi thường hút máu vào buổi tối. Vì vậy nên mặc quần áo dài và màu sáng để hạn chế cơ hội muỗi cắn vào da.

Tránh chứa nước: Muỗi thích sinh sôi trong nước đọng. Vì vậy hãy đảm bảo không để nước đọng trong các chậu hoa, bể cá hay bất kỳ vật dụng nào khác.

Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh: Cần phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên đổ rác, nhất là các khu vực ít ai để ý tới như đường ống nước, máng xối,… 

don-dep-thuong-xuyen-phong-tranh-muoi
Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, giữ cho không gian sống thoáng đãng

Đuổi muỗi bằng tinh dầu: Việc đốt tinh dầu trong không khí để hạn chế muỗi xâm nhập. Bạn có thể bôi chúng trực tiếp lên quần áo để muỗi không dám đến gần bạn. 

Sử dụng cửa lưới và bình xịt côn trùng: Trong nhà, lắp cửa lưới tại cửa sổ và cửa ra vào để tránh muỗi vào nhà. Bạn cũng nên sử dụng bình xịt côn trùng để xịt phòng chống muỗi.

Xem thêm: Cách giảm ngứa và sưng khi bị muỗi đốt hiệu quả nhất

Địa chỉ lắp đặt Cửa lưới chống muỗi uy tín

Bạn đang có ý định lắp đặt một hệ thống cửa lưới chống muỗi nhưng còn đang phân vân không biết nơi nào uy tín? Hãy liên hệ ngay với Cửa lưới chống muỗi Hòa Phát để được tư vấn cụ thể nhất. Những sản phẩm chất lượng với nhiều kiểu dáng đẹp mắt sẽ mang đến sự hài lòng nhất dành cho bạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi

Địa chỉ: Số 7, Bùi Văn Ba, Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0909 154 345

Email: thuhaphamthi8@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *