Trang chủ > Tư vấn > Lưới chống muỗi & côn trùng ngăn muỗi và cho không gian sống đẹp

Lưới chống muỗi & côn trùng ngăn muỗi và cho không gian sống đẹp

5/5 - (2 bình chọn)

Lưới chống muỗi và côn trùng là gì?

Lưới chống muỗi và côn trùng là một loại lưới làm bằng nhựa, hoặc sợi thủy tinh, hay inox nhỏ li ti để ngăn chặn muỗi, côn trùng và chuột xâm nhập vào trong không gian sống như nhà cửa, trường học, bệnh viện, nhà máy, nhà hàng… 

Trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, muỗi sinh sôi nảy nở rất nhiều và gây ra những phiền toái, truyền bệnh nguy hiểm thì lưới ngăn muỗi không những có chức năng ngăn muỗi hiệu quả, mà còn giúp cho không gian sống được thoáng khí và đủ ánh sáng.

Lưới chống muỗi và côn trùng giúp không gian sáng thoáng.
Lưới chống muỗi và côn trùng giúp không gian sáng thoáng.

Hãy cùng Cửa lưới chống muỗi Hòa Phát tìm hiểu thêm về  phân loại, những lợi ích, giá tham khảo và lựa chọn nhà cung cấp uy tín sau đây:

1. Phân loại lưới chống muỗi có trên thị trường

 Phân loại lưới chống muỗi, lưới chống côn trùng được phân loại theo vật liệu, kích thước mắt lưới, màu sắc lưới hoặc công dụng. Tất cả các loại đều lưới ngăn muỗi tốt.

Lưới chống muỗi có thể được làm từ nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Dưới đây là các loại vật liệu được sử dụng làm lưới chống muỗi và côn trùng trên thị trường:

1.1. Lưới chống muỗi và chống chuột inox 

Lưới chống muỗi inox này có độ co giãn tốt, làm từ sợi inox nhỏ li ti. Nó có khả năng chịu được lực tác động lớn, ít xảy ra tình trạng rách lưới. Đồng thời, lưới inox dễ dàng uốn nắn thành những hình dáng khác nhau. Đây là loại lưới thép không gỉ, hàm lượng Nikel (Ni) từ 8% trở lên và Chromi (Cr) 10,5%. Hàm lượng của các chất Nikel, Chromi, Carbon… trong inox cũng hình thành ra nhiều loại inox khác nhau. 

  • Inox 201: có chứa hàm lượng Niken 4,5%, Mangan 7,1%. Loại inox này có độ cứng cao và giá thành rẻ.
  • Inox 304: có chứa hàm lượng Chromi tối thiểu 10,5% và Carbon 1,2%, Mangan 1%, Niken 8%. Loại inox này có giá thành cao nhưng có độ bền tốt nhất nên được sử dụng phổ biến.
  • Inox 316: khác với inox 201 và inox 304 là inox 316 có thêm 2-3% Molybdenum. Nhờ có thêm Molybdenum nên inox 316 có thêm khả năng chống ăn mòn bởi nước muối. 

Lưới này cũng còn được gọi là lưới chống chuột, vì chất liệu này có khả năng chống chuột tốt nhất.

LƯỚI MUỖI INOX
Lưới chống muỗi và chống chuột bằng inox

1.2. Lưới cản muỗi sợi thủy tinh 

Lưới cản muỗi sợi thủy tinh là một trong những loại lưới cản muỗi có chất lượng tốt. Loại này có đặc tính là dẻo dai, mềm và dễ gấp lại, tiện lợi trong quá trình vận chuyển. Chất liệu sợi thủy tinh có tráng lớp nhựa PVC được dệt thành mặt lưới phẳng. Đặc điểm của loại lưới này là không gỉ sét, bền, chống ăn mòn, không mục, không chảy sợi. Lưới có cường độ cao và trọng lượng nhẹ, ngoại quan đẹp mắt, không dễ biến dạng. Lưới sợi thủy tinh có khả năng chống lan cháy, không mùi không độc hại.

Lưới chống muỗi và côn trùng sợi thủy tinh
Lưới chống muỗi hay lưới chống côn trùng sợi thủy tinh không mùi độc hại

 

1.3. Lưới nhựa 

Đây là một sản phẩm được dệt theo kiểu mặt phẳng từ chất liệu nhựa cao cấp có độ bền và độ đàn hồi cao. Ngoài ra, lưới nhựa thường được phủ một lớp Carbon có khả năng hấp thụ tia UV. Có các loại lưới nhựa là:

  • Lưới nhựa HDPE (High Density Polyethylene): là một loại nhựa nhiệt dẻo polyethylene. Đây là sản phẩm có tuổi thọ cao, chịu nhiệt tốt, có khả năng chịu lực nén và lực xoắn đa chiều.
  • Lưới nhựa PVC (Polyvinyl Clorua): được sản xuất từ nhựa PVC cùng các chất phụ gia giúp sản phẩm có khả năng chịu nhiệt, độ dẻo, đàn hồi cao. Đây là sản phẩm có khả năng tái chế, thân thiện với môi trường.
  • Lưới nhựa PP và PE (Polypropylene và Polyethylene): Đây là 2 loại nhựa truyền thống với ưu điểm là rất dẻo, không dẫn điện, không thấm nước. Nhựa PP và PE có khả năng chịu nhiệt và hóa chất tốt.
LƯỚI ĐAN BẰNG NHỰA
Lưới chống muỗi và chống côn trùng đan bằng nhựa

1.4. Lưới Transpatec

Lưới muỗi Transpatec được các chuyên gia nghiên cứu đặt ra tiêu chuẩn vượt trội so với các loại lưới thông thường. Lưới đòi hỏi độ trong suốt và độ thoáng sáng, thoáng khí tốt hơn đáng kể. Không chỉ thế, lưới chống muỗi Transpatec có khả năng chống rách và thủng cao. Lưới chắn muỗi Transpatec có được tất cả ưu điểm của lưới PP và sợi thủy tinh. Đặc biệt lưới gần như vô hình khi nhìn từ trong ra ngoài. Nhờ vậy, không gian ngôi nhà bảo toàn được diện mạo cửa sổ và cửa ra vào. Vì khi bạn đứng nhìn vào cửa dường như vô hình mà không nhìn thấy lớp lưới.

2. Ứng dụng của lưới chống muỗi 

Cửa chống muỗi đang ngày càng được sử dụng nhiều và phổ biến ở Việt Nam. Lưới chống muỗi có thể ứng dụng cấu tạo lên tất cả các loại cửa chống muỗi.

2.1. Lưới chống muỗi nam châm 

Lưới chống muỗi nam châm hay còn được biết gọi là Lưới chống muỗi từ tính. Với thiết kế cơ động, sản phẩm lưới này có thể lắp đặt một cách dễ dàng và nhanh gọn mà không tốn quá nhiều công sức. Khi không cần sử dụng, người dùng chỉ cần một vài động tác đơn giản là có thể tháo lưới xuống và cất gọn chúng trong ngôi nhà của mình mà không tốn quá nhiều diện tích. Loại này thường sử dụng lưới sợi thủy tinh, lưới transpatec hoặc lưới nhựa PVC để chắn muỗi.

2.2. Cửa lưới chống muỗi cố định 

Cửa chống muỗi cố định là một loại cửa thiết kế khung nhôm được lắp đặt tại một vị trí nhất định, không xê dịch. Với đặc điểm riêng biệt, cửa lưới ngăn chặn các loài vật gây hại theo cơ chế cố định, 24/7. Cửa chống muỗi cố định thường được sử dụng cho các vị trí ít người qua lại. Vì thế, lưới chống muỗi cố định cần đạt chuẩn yêu cầu khả năng chống chịu dưới tác động từ môi trường. Vị trí cố định và bền vững theo thời gian đòi hỏi khung, lưới và nơi lắp có sự gắn kết chặt chẽ. Một số tác động vật lý nhất định cũng cần được đáp ứng bởi riêng sản phẩm này. Do vậy, 95% các loại cửa lưới cố định thường là lưới inox.

CỬA CHỐNG MUỖI CỐ ĐỊNH
Cửa chống muỗi và côn trùng cố định

2.3. Các loại cửa lưới chống muỗi động (dạng ray, tự cuốn, dạng lùa) 

Ngoài ra, tại các vị trí như cửa chính, cửa sổ cần đóng mở thường xuyên thì cần dùng cửa lưới chống muỗi động. Các loại cửa chống muỗi động:

  • Cửa lưới dạng ray xích: Cửa lưới được gấp xếp theo nếp của cánh quạt giấy. Giữa các gấp nếp có hệ thống dây kéo vừa có chức năng cố định lưới. Vừa giúp di chuyển lưới giãn rộng hoặc xếp gọn trở lại. Loại cửa này khách hàng có thể lựa chọn nhiều loại lưới khác nhau phù hợp với nhu cầu như  lưới inox, lưới sợi thủy tinh, lưới nhựa PVC, lưới nhựa PE,…
  • Cửa tự cuốn: Cửa chống muỗi dạng cuốn là loại cửa có lô cuốn giúp bạn thao tác sử dụng sản phẩm chỉ cần kéo dây để đóng/ mở. Đối với cửa tự cuốn, lưới hiện đang được sử dụng chất liệu sợi thủy tinh có phủ nhựa PVC và lưới inox được làm từ thép không gỉ.
  • Cửa lưới chống muỗi dạng lùa: Cửa lùa là dạng cửa chống muỗi có các cánh cửa, đóng/ mở trên cơ chế kéo ngang cửa trên thanh ray điều hướng. Phần phụ kiện lưới của cửa muỗi thường được sử dụng trong thiết kế là lưới inox.

3. Mức giá phổ biến của các loại lưới chống muỗi 

Tùy vào chất liệu và chất lượng của lưới mà có mức giá khác nhau. Mức giá phổ biến của phụ kiện lưới muỗi hiện trên thị trường là:

  • Lưới chống muỗi inox

Tùy vào kích thước ô, độ dày, độ sợi, đường kính dây cũng như loại inox (201, 304, 316) mà lưới inox có mức giá khác nhau. Đối với lưới inox 304 đang được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường thì có mức giá khoảng 65.000-100.000 VNĐ/m. Lưới inox 304 nhập khẩu thì lên tới 180.000-200.000 VNĐ/m.

  • Lưới chống muỗi sợi thủy tinh

Lưới sợi thủy tinh do Việt Nam sản xuất hiện đang được bán với mức giá dao động từ 35.000-55.000 VNĐ/m. Đối với những sản phẩm lưới cao cấp nhập khẩu từ nước ngoài thì sẽ có giá cao hơn. Vì sản phẩm nhập khẩu phải chịu thuế suất cao. Giá bán trên thị trường khoảng 100.000-200.000 VNĐ/m.

LƯỚI SỢI THỦY TINH
Lưới sợi thủy tinh chống muỗi và côn trùng
  • Lưới nhựa

Lưới nhựa là chất liệu có giá thành rẻ nhất. Giá bán lưới nhựa chống muỗi trên thị trường chỉ khoảng 10.000-35.000 VND/m. Nhưng để đem lại nhiều hiệu quả, lưới nhựa thường được phủ carbon hoặc thêm độ cứng. Nên sản phẩm có thể sẽ có giá thành cao hơn.

  • Lưới Transpatec

Đây là sản phẩm cao cấp. Nên trên thị trường nó có giá thành cao hơn so với các chất liệu lưới chống muỗi khác. Giá lưới transpatec trên thị trường có thể dao động từ 300.000 VND/m cho đến hơn 500.000 VND/m.

4. Thời hạn sử dụng của các loại lưới và cách bảo quản 

Tùy vào chất liệu lưới chống muỗi và nhà phân phối mà sản phẩm sẽ có tuổi thọ khác nhau. Trung bình thời hạn sử dụng trung bình của các loại lưới chắn muỗi là 6-12 năm. Tuổi thọ lưới còn tùy thuộc vào mức độ bảo quản lưới. Việc bảo quản lưới muỗi đúng cách còn giúp bạn tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng và thay thế. Một số lưu ý và cách bảo lưới chắn muỗi có thể nói tới:

  • Vệ sinh thường xuyên và đúng cách: bạn có thể dùng máy hút bụi, chổi nhỏ hoặc khăn ẩm để lau chùi qua lưới. Không nên sử dụng hóa chất tẩy rửa vệ sinh mạnh có thể khiến lưới dễ bị oxi hóa, mài mòn.
  • Lưu ý khi sử dụng: Tránh va đập mạnh, lắp lưới ở khu vực ẩm ướt có thể khiến lưới bị rách.
CỬA CHỐNG MUỖI TRANSPATEC
Cửa ngăn muỗi và côn trùng TRANSPATEC

5. Địa chỉ cung cấp lưới chống muỗi uy tín, chất lượng 

Nhà phân phối là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tuổi thọ của lưới muỗi. Bạn cần tìm kiếm một địa chỉ cung cấp lưới chắn muỗi uy tín để có thể mua được sản phẩm chất lượng.

Bạn có thể tham khảo Cửa lưới chống muỗi Hòa Phát. Cửa lưới chống muỗi Hòa Phát là đơn vị chuyên cung cấp lưới chắn muỗi hàng đầu hiện nay. Bạn có thể liên hệ để được tư vấn qua hotline 0909 154 345.

Bài viết trên đây đã chia sẻ tất cả về lưới chống muỗi. Các loại lưới trên thị trường? Ứng dụng của chúng? Mức giá phổ biến, thời hạn sử dụng và cách bảo quản lưới? Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lưới chắn muỗi. Hãy tìm hiểu chi tiết về sản phẩm và nhà phân phối để mua được lưới chất lượng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *