Các cách xử lý vết thương bị kiến ba khoang cắn cho bé

5/5 - (7 bình chọn)

Mùa mưa đến. Đây là thời điểm kiến ba khoang sinh sản và di chuyển. Với sự tò mò của trẻ nhỏ sẽ không tránh khỏi bị kiến ba khoang cắn. Bài viết này cung cấp những cách xử lý vết thương con kiến ba khoang đốt cho bé. Hãy cùng Lưới chống muỗi Hòa Phát bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình!

1. Thông tin về kiến ba khoang

Kiến ba khoang là một loài côn trùng nhỏ rất có ích cho nhà nông. Chúng là thiên địch của các loài sâu bọ phá hoại mùa màng. Tuy nhiên, do sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Diện tích đất nông nghiệp cũng chính là môi trường sống tự nhiên của kiến ba khoang dần mất đi. Chúng di chuyển đến thành phố, trở thành lý do bé có thể bị kiến ba khoang cắn ngay tại nhà.

1.1. Nhận biết kiến ba khoang

Kiến ba khoang có thân hình thon, dài khoảng 0,7 – 1cm và chiều ngang là 2 – 5mm. Chúng có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi. Loài kiến ba khoang có đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng. Có cánh vậy kiến ba khoang có bay được không? Kiến ba khoang hiếm khi bay, chủ yếu là bò và bò rất nhanh.

Kiến ba khoang có màu đen ở đầu và bụng dưới. Trong khi ngực và bụng trên của chúng lại có màu đỏ. Còn vùng trên giữa con kiến ba khoang phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh.

Đầu kiến ba khoang nhỏ, có 2 râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước. Có một cái đầu đen, sau bụng và một phần ngực màu đỏ và phía trước bụng xen kẽ màu.

HÌNH ẢNH KIẾN BA KHOANG
HÌNH ẢNH KIẾN BA KHOANG

1.2. Môi trường sống thích nghi khiến trẻ dễ bị kiến ba khoang cắn

Các loại kiến ba khoang có thể sống khắp nơi trên thế giới. Ngày xưa, chúng sống chủ yếu ở trên các đồng ruộng, quanh gốc rạ hay các bãi cỏ, vựa rau gần vùng nước. Ngoài ra, kiến còn xuất hiện ở trường học, ký túc xá, các khu nhà ở tập thể, những nơi có nhiều cỏ mọc xung quanh.

Vào mùa mưa, chúng sẽ di chuyển đến những nơi khô ráo hơn. Khi gặp tình huống nguy hiểm, nó sẽ tăng kích thước bụng lên và có cử chỉ đe dọa, chúng cũng có thể bay và chạy trên nước. Vì vậy, bé có thể bị kiến ba khoang cắn bất cứ chỗ nào.

1.3. Chu kỳ sống của kiến ba khoang

Các loại kiến ba khoang thường bắt đầu chu kỳ đẻ trứng từ cuối tháng 4 hay giữa tháng 5 – 7. Thông thường một con kiến ba khoang cái sẽ đẻ 18 – 100 trứng và nó thường đẻ riêng rẽ vào các đường nứt trên bề mặt đất.

  • Sau 3 – 19 ngày, trứng bắt đầu nở thành ấu trùng.
  • Giai đoạn nhộng thường kéo dài 3 – 12 ngày.
  • Tổng cộng số ngày hoàn thành vòng đời 22 – 50 ngày.

Thức ăn chính của ấu trùng và con trưởng thành kiến ba khoang là các loài côn trùng nhỏ hơn và tuyến trùng trong đất, rau tự nhiên.

2. Biểu hiện của bị kiến ba khoang cắn

2.1. Vị trí kiến ba khoang thường đốt

Thường thì khi bé bị kiến ba khoang đốt, vùng da dễ tổn thương nhất là cổ, tay, chân và lưng. Tùy theo vị trí bị kiến ba khoang đốt mà những triệu chứng kiến ba khoang đốt khác nhau, có thể là theo từng vùng hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể. 

hình ảnh bị kiến ba khoang cắn
HÌNH ẢNH BỊ KIẾN BA KHOANG CẮN

2.2. Triệu chứng kiến ba khoang cắn

  • Vết thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hay các mụn mủ nhỏ li ti. Ở giữa vết thương có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hay bầu dục.
  •  Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang. Nếu ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp. Biểu hiện kiến ba khoang đốt rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.
  • Viêm da do bị kiến ba khoang đốt có thể bị nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo độc chất xâm nhập qua da. Viêm da thường sẽ xuất hiện ở vùng da không được che bởi quần áo như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.

Xem thêm: Bị côn trùng đốt sưng to và ngứa – cách nhận biết và cách phòng tránh

3. Cách xử lý vết thương kiến ba khoang đốt

Những vết thương khi bị kiến ba khoang cắn có thể lây sang vùng da lành. Chính vì vậy, khi bé bị kiến ba khoang cắn, chúng ta cần phải xử lý như sau:

  • Sơ cứu đúng cách sau khi bị kiến ba khoang đốt.  Rửa sạch vùng da tổn thương bằng xà phòng hay nước muối sinh lý để tránh chất độc có thể lây lan sang những vùng khác.
  • Loại bỏ con kiến ba khoang ngay khỏi cơ thể bé bằng cách phủi nhẹ. Hay cha mẹ có thể sử dụng một miếng giấy hoặc mảnh vải nhỏ để hạn chế sự tiếp xúc. Tuyệt đối cha mẹ không dùng tay miết hay chà xát để giết kiến. Vì có thể khiến chất độc từ máu của kiến ba khoang dính vào và gây tổn thương cho da bé.
  • Cha mẹ cần để ý và không cho bé gãi hoặc chà mạnh tại những vùng da bị kiến đốt. Bên cạnh đó, bạn cần phải tránh cho vùng da lành của bé tiếp xúc với vùng da đang bị tổn thương.

Sau khi đã phát hiện ra dấu hiệu bị kiến ba khoang đốt, chúng ta cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được kê thuốc uống và bôi. Điều này sẽ giúp vùng da bị tổn thương có thể nhanh hồi phục và không để lại sẹo

4. Cách phòng ngừa bị kiến ba khoang cắn

Nếu có sự hiện diện của tổ kiến ba khoang, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng. Bởi vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang.

hình ảnh kiến ba khoang đốt
HÌNH ẢNH KIẾN 3 KHOANG

Ngăn cản bị kiến ba khoang đốt bằng cách:

  • Sử dụng lưới chống côn trùng các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào và ban đêm trước khi đi ngủ.
  • Mắc màn khi đi ngủ để tránh bị kiến ba khoang cắn.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Thường xuyên phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà.
  • Mặc quần áo dài tay cho bé khi đi ra ngoài nhà. Nhất là ở các công viên, khu dân cư nhiều ánh đèn. 

Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích về kiến ba khoang, cách nhận biết và xử lý trong trường hợp bé bị đốt. Dù với bất cứ thương tổn nhỏ hoặc lớn nào cũng sẽ để lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Để phòng ngừa kiến ba khoang tấn công một cách hiệu quả, ba mẹ có thể cân nhắc đến các loại cửa lưới chống muỗi hiện đại. Đảm bảo an toàn, chất lượng và đặc biệt là có hiệu quả trong một thời gian dài; so với các sản phẩm như thuốc diệt muỗi hoặc màn che.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *