Ở quốc gia nhiệt đới ẩm như Việt Nam, sốt rét được xem là bệnh lí phổ biến và nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh sốt rét là gì ? Mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh ra sao ? Hãy cùng Hòa Phát tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.
MỤC LỤC
Bệnh sốt rét là gì
Mỗi năm trung bình có khoảng gần 600 triệu người mắc bệnh mỗi ngăm. Trong đó khoảng 2-4 triệu người tử cong, phần lớn là trẻ em và người già – những người có sức đề kháng yếu.
Nguyên nhân của bệnh sốt rét là do kí sinh trùng Plasmodium gây ra. Thông qua vật chủ trung gian là muỗi chứa, khi bị muỗi đốt, bệnh lí này có thể dễ dàng lây lan nhanh chóng, theo diện rộng.
Bất kì đối tượng nào cũng có thể bị nhiễm bệnh và tái nhiễm nếu họ có hệ miễn dịch kém. Ngoài ra, giống như covid, một người có thể bị nhiễm nhiều loại kí sinh trùng khác nhau do cơ thể không có sự miễn dịch chéo.
Khi muỗi cái Anopheles chích vào máu con người, ký sinh trùng được truyền nhiễm vào cơ thể, chúng tìm đường để vào tế bào gan của người nhiễm và sinh sôi, phát triển. Khi này, tế bào gan bị phá vỡ đột ngột, các ký sinh trùng từ đó thoát ra và xâm lấn, sinh sôi ở các tế bào hồng cầu. Từ đó lại tiếp tục phá vỡ và phát triển ở các tế bào hồng cầu khác. Do vậy, mỗi khi ký sinh trùng làm vỡ hồng cầu, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện và triệu chứng sốt khác biệt.
Vòng đời của kí sinh trùng sốt rét
Vòng đời của kí sinh trùng sốt rét bắt đầu khi muỗi-vật chủ trung gian đốt người. Kí sinh trùng từ đó sẽ xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ di chuyển đến gan và bắt đầu sinh sôi, nảy nở và phá vỡ tế bào gan. Sau đó, chúng sẽ xâm nhập vào các tế bào hồng cầu, tiếp tục phá vỡ và sinh sôi tại đây. Điều này lí giải vì sao, mỗi khi ký sinh trùng này làm vỡ hồng cầu, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện và triệu chứng sốt khác nhau.
Sốt rét lây qua đường nào
Bệnh sốt rét lây qua đường máu, có 4 dạng lây phổ biến:
- Do muỗi đốt
- Do không may truyền phải loại máy bị nhiễm ký sinh trùng
- Do bị lây truyền khi người mẹ mang bầu
- Do dùng chung bơm kim tiêm với bị nhiễm ký sinh trùng ( tiêm chích ma quý )
Triệu chứng của bệnh sốt rét
Thông thường, các triệu chứng của bệnh sốt rét thường diễn ra trong vòng 10 ngày hoặc thậm chí lên đến 4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Ngoài ra biểu hiện nặng nhẹ của người bệnh còn phụ thuộc vào sức đề kháng và mức độ nhiễm viruss của họ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bệnh sốt rét được chia làm 2 loại là sốt rét thông thường và sốt rét ác tính.
Sốt rét thông thường
Bạn sẽ cảm nhận được những triệu chứng ngay sau khi nhiễm bệnh. Rất may vì chúng không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tùy vào thể trạng sức khỏe từng người, họ có những biểu hiện khác nhau:
+ Trường hợp thường gặp: Người bệnh sẽ trải qua ba giai đoạn của sốt là rét run, sốt và đổ rất nhiều mồ hôi.
+ Trong vài trường hợp khác: Người bệnh sẽ có triệu chứng sốt không thành cơn. Cơ thể cảm thấy ớn lạnh, rét và nổi da gà. Hoặc là sốt liên tục đối với trẻ nhỏ hoặc người mắc lần đầu tiên.
Sốt rét ác tính
Là trường hợp bệnh nhân bị trở nặng, có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp xấu nhất, ngay sau 12-24 tiếng họ thể tử vong nếu gặp những triệu chứng như
- Sốt cao trên 38.5 liên tục, dai dẳng không dứt
- Xuất hiện tình trạng rối loạn ý thức: ngủ li bì, nói lẩm bẩm, ngủ mơ, hôn mê,..
- Rối loạn hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng cấp, tiêu chảy,…
- Đau đầu dữ dội với tần suất nhiều hơn
- Da xanh tái, niêm mạc nhợt nhạt, do cơ thể bị thiếu nhiều máu.
- Khó thở, thở nhanh gấp, da mặt tím tái
Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào ?
Theo các chuyên gia nhận định, trong 2 thể đã để cập ở trên thì sốt rét thể ác tính là cực kì nguy hiểm. Khác với thể thường, người mắc thể ác tính có thể gặp những biến chứng dẫn đến tổn thương trực tiếp đến cơ quan nội tạng. Có thể kể đến những hậu quả nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng người bệnh như:
- Tắc nghẽn tuần hoàn các cơ quan nội tạng: gan, phổi, hệ tiêu hóa: nôn mửa, tiêu chảy, chướng bụng,…
- Gây rối loạn huyết động làm thiếu máu cục bộ: da xanh xao, môi tím tái, người gầy yếu, mệt mỏi
- Rối loạn cơ quan hô hấp, giảm tuần hoàn cung cấp oxy cho cơ thể
- Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dậy thì của trẻ: còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển
- Nguy hiểm cho phụ nữ mang thai: dễ sảy thai, đẻ non, trẻ sinh ra bị tai biến
- Nặng nề nhất là gây tổn thương nặng nề đến não bộ: rối loạn ý thức, hôn mê, co giật, đau đầu dữ dội, viêm màng não,…
Phân biệt sốt rét với sốt xuất huyết
Nhiều người thắc mắc, đều được lây truyền từ muỗi. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Trên thực tế, không chỉ khác nhau về triệu chứng nhận biết, chúng còn khác nhau về loại muỗi truyền bệnh. Cụ thể ở bảng dưới sau
Sốt rét | Sốt xuất huyết | |
Vật chủ trung gian | Muỗi cái Anophen | Muỗi nhiễm Aedes aegypti |
Thời gian ủ bệnh | Từ 10 – 15 ngày sau khi bị đốt | Từ 4 – 5 ngày sau khi bị đốt |
Triệu chứng nhận biết | Sốt cách 2 – 3 ngày một cơn. Cơn sốt kèm những triệu chứng: ớn lạnh, nóng và đổ nhiều mồ hôi. Triệu chứng nghiêm trọng đi kèm: đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn , đau nhức cơ thể, thay đổi nhận thức, co giật, khó thở…. | Sốt cao đột ngột đi kèm dấu hiệu đau nhức xương khớp Đau, nhức đầu dữ dội Xuất huyết dưới da, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng, nướu Triệu chứng không đặc trưng có thể gặp phải: buồn nôn, nôn, chán ăn, đau hốc mắt, đau đầu… |
Cách điều trị
Trên thực tế, sốt rét có độ lây nhiễm nhanh nên tỉ lệ tử vong cũng rất cao. Với những ca nhiễm thể nặng, tỷ lệ tử vong lên tới 20%. Tin mừng là bệnh lú này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Điều quan trọng bạn cần nhớ chính là không được điều trị bệnh tại nhà. Việc này cực kì nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề bạn không thể ngờ tới. Hơn nữa, bạn có thể tăng nguy cơ lây nhiễm nhanh chóng cho người thân xung quanh. Ngoài ra, thuốc để điều trị bệnh sốt rét chỉ được lưu hành trong bệnh viện, không phải thuốc mua thông thường. Vì thế, khi xuất hiện những triệu chứng đã được đề cập ở trên, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị.
Trong quá trình điều trị, hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Điều này sẽ giúp người bệnh nhanh khỏi và giảm tốn kém chi phí hơn.
Cách phòng tránh
Mặc dù bệnh sốt rét rất nguy hiểm thế nhưng loại bệnh này lại không tồn tại được ở môi trường bên ngoài mà chúng chỉ có thể sống trong cơ thể muỗi hoặc trong máu người mắc bệnh. Chính vì vậy, nếu mọi người đều tránh được muỗi truyền nhiễm đốt thì sẽ không có khả năng bị bệnh.
Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân trong gia đình:
- Đậy kín những thùng, chum chứa nước.
- Giữ vệ sinh môi trường sống và loại bỏ những vật dụng có thể tích nước tạo môi trường thuận lợi sinh sản cho muỗi
- Mặc quần áo dài tay, sáng màu để hạn chế thu hút muỗi
- Sử dụng máy lọc nước để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lí để tăng sức đề kháng cho gia đình
- Sử dụng màn khi đi ngủ
- Sử dụng cửa lưới chống muỗi cho gia đình của bạn
- Có thể ngăn muỗi đốt bằng cách dùng xịt, hương, kem bôi đuổi muỗi hoặc vợt muỗi,…
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh sốt rét và cách phòng tránh. Hy vọng những thông tin này có cung cấp thêm những kiến thức dành cho bạn. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình người thân nhé! Mọi thông tin cần tư vấn, thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng.